24Th1
1. Lịch sử Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10
Phụ nữ Việt Nam sinh ra và gắn liền với nền văn minh nông nghiệp nên đã trở thành lực lượng lao động quan trong. Bên cạnh đó, họ là chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc. Ngoài ra, họ còn là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Dù bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên phụ nữ luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Từ năm 1927, những tổ chức quần chúng bắt đầu hình thành và thu hút đông đảo tầng lớp phụ nữ Việt Nam như: Công Hội Đỏ, Nông Hội Đỏ, các nhóm tương tế, tổ học nghề và các tổ chức có tính chất riêng của giới nữ.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ Việt Nam là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra mục tiêu, phụ nữ Việt Nam phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Vào ngày 20 tháng 10 năm 1930, Hội Phụ nữ phản đế Việt Nam (nay đổi tên là Hội Phụ nữ Việt Nam) chính thức được thành lập, để đánh dấu sự kiện này. Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định chọn ngày 20 tháng 10 hằng năm làm ngày truyền thống của tổ chức này, đồng thời cũng xem đây là ngày kỉ niệm và tôn vinh phụ nữ Việt Nam, lấy tên là “Ngày Phụ nữ Việt Nam”.
2. Hoạt động chào mừng ngày Phụ nữ tại Hiệp Phong
Để chào mừng ngày Phụ nữ Việt Nam, công tác chuẩn bị được khởi động từ sớm với nhiều hình thức và hoạt động ý nghĩa.
Trang trí văn phòng và thiết kế hoạt động: