Loại quả chữa ngộ độc vô cùng hiệu nghiệm nhưng ít ai biết

Loại quả chữa ngộ độc vô cùng hiệu nghiệm nhưng ít ai biết

Theo đông y, quả vả có vị ngọt, tính bình, có công năng nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu.

Vả là cây mọc hoang ở nhiều nơi, đặc biệt là các vùng rừng núi. Vả thường mọc bên cạnh các khe suối, nơi ẩm ướt. Là loại cây thuộc họ dâu tằm, người Tày gọi với tên mác ngoa. Cây vả cũng hay được trồng ven bờ ao làm cây che mát. Mùa vả xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 hằng năm. Quả, rễ, lá vả đều được sử dụng làm thuốc hay thức ăn.

Đông y cho rằng quả vả có vị ngọt tính bình, tác dụng làm mạnh dạ dày, nhuận tràng, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, lợi tiểu. Trong quả vả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, kiện vị, cầm tiêu chảy. Thích hợp sử dụng cho người phế nhiệt, khản tiếng, tỳ vị hư yếu, tiêu hóa kém, trẻ em tiêu chảy lâu ngày, táo bón. Các nghiên cứu cho biết quả vả có khả năng chống ung thư. Rễ vả lá vả có tác dụng tiêu thũng giảm độc, tiêu viêm và chỉ thống. Dưới đây xin giới thiệu cách trị bệnh từ quả vả:

– Làm thuốc tiêu độc, lợi tiểu: Đối với người có phù thũng lấy rễ và lá vả sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

– Chữa cảm hay ngộ độc: Lấy quả vả 200 g, quả sung 200 g, lá móc mèo 50 g, rễ canh châu 50 g. Thái nhỏ phơi khô, tẩm rượu, sao vàng. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống trong ngày.

Quả Vả

– Làm thuốc khai vị: Lấy quả vả vừa chín tới phơi nắng hoặc sấy khô 500 g, thái nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng 40 độ sau 10-20 ngày. Mỗi ngày uống 2-3 lần, vào trước khi ăn 2 bữa chính và trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 ly nhỏ chừng 20-30 ml.

– Trị mụn đỏ ở mũi: Lấy nhựa cây vả bôi nhiều lần vào chỗ mụn, vài ngày liền sẽ khỏi.

– Chữa tỳ hư, tiêu chảy lâu ngày, tiêu hóa kém: Lấy quả vả phơi khô, thái hạt lựu, sao vàng, cho đường trắng và nước sôi vào hãm lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần uống liền một thời gian.

– Chữa họng sưng đau: Quả vả non 100 g, lá chó đẻ 50 g, búp tre 30 g. Rửa sạch, giã nát, sao nóng rồi đắp vào cổ nơi đau rát và băng giữ lại. Ngày làm 2 lần trong vài ngày.

– Chữa phế nhiệt khản tiếng: Lấy 150 g quả vả sắc lấy nước, cho đường phèn đủ ngọt vào và uống. Mỗi lần uống 5 g, ngày uống 3 lần.

– Chữa trĩ, đại tiện khô cứng: Lấy 10 quả vả, ruột già lợn một khúc. Đổ nước vừa ăn, nấu nhừ, nêm gia vị vừa miệng. Ăn hết trong ngày. Hay chữa trĩ bằng cách lấy lá vả giã nát đắp vào nơi có trĩ, ngày 2-3 lần cho đến khi khỏi.

– Làm tăng tiết sữa mẹ: Quả vả khô đem sấy giòn, tán bột. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 12 g, chiêu với nước đun sôi để nguội. Cần sử dụng liền 3-5 ngày.

– Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Lấy quả vả sấy khô tán bột, mỗi lần uống 5 g, ngày 3 lần.

Theo Người lao động