Phương pháp bảo vệ và chăm sóc sức khỏe
Xu hướng bệnh tật đang thay đổi. Nếu trước đây bệnh cấp tính lây (truyền nhiễm) như lao như sốt rét, dịch hạch, nhiễm khuẩn hay gặp thì ngày nay các bệnh mạn tính như tim mạch, tiểu đường đường, gout, khớp, tiêu hóa, ung thư… ngày càng gia tăng.
Theo chuyên gia y tế, để phòng và điều trị bệnh mãn tính, chúng ta cần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân bằng một trong các biên pháp dưới đây:
1. Trang bị kiến thức
Với người bệnh, việc tự trang bị kiến thức sẽ giúp họ tự chăm sóc bản thân; hiểu biết về bệnh sẽ giúp họ tự tin hơn, kiểm soát và thích ứng tốt hơn với căn bệnh của mình.
Các kiến thức về sức khỏe có thể được cập nhật từ:
– Kinh nghiệm của những người khỏe mạnh, người đang điều trị bệnh.
– Sách, phương tiện truyền thông (báo, đài, internet, truyền hình).
– Bác sĩ, chuyên gia y tế.
– Tham gia các chương trình tư vấn sức khỏe.
2. Xây dựng chế độ ăn khoa học
Cơ thể chúng ta cần dung nạp năng lượng hàng ngày từ thức ăn. Do đó, nếu không có kiến thức về thực phẩm, rất dễ rơi vào tình huống: “Ăn thì thừa, không ăn thì thiếu”.
Để xây dựng chế độ ăn lành mạnh, cần:
– Kiểm soát thực phẩm: Đảm bảo thực phẩm sạch, tránh nhiễm khuẩn, chất bảo quản, tăng trọng, chất phụ gia,…
– Hạn chế bia rượu, chất kích thích và đồ cay nóng.
– Cách chế biến: Hạn chế các món nướng, chiên, xào
– Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì chứa nhiều đường, muối, chất bảo quản.
– Hạn chế sử dụng nước ngọt, nước có gaz
– Hạn chế ăn mặn, nhiều muối. Đường và muối được coi là 2 “chất trắng” có hại cho sức khỏe nếu lạm dụng
– Nên ăn theo cách của người Nhật: dùng đồ tươi sống, các loại cá
– Trái cây: Nên dùng trước bữa ăn từ 10-20 phút
– Nên dùng 1 muỗng canh trước bữa ăn 5-10 phút để kích thích hệ tiêu hóa
– Làm phong phú thực phẩm, thực đơn hàng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng
– Không hút thuốc lá
3. Uống đủ nước
– Bổ sung nước thường xuyên, uống từ từ và từng ngụm nhỏ; không để cơ thể có cảm giác “khát” mới uống.
– Đảm bảo vệ sinh nguồn nước và dụng cụ đựng nước; uống nước đun sôi để nguội, và dùng trong vòng 1 ngày là tốt nhất.
Nhiệt độ lý tưởng nhất của nước uống là từ 10-30°C; không nên uống nước quá nóng hoặc quá lạnh.
– Nên uống nước trước và sau bữa ăn từ 30 phút-1 giờ.
– Một cốc nước ấm trước khi đi ngủ sẽ có lợi cho sự tuần hoàn mạch máu; một cốc nước ấm sau khi ngủ dậy sẽ giúp thanh lọc cơ thể, tốt cho lưu thông máu và hệ tiêu hóa.
– Hạn chế tối đa các loại nước ngọt có đường và gas.
4. Vận động khoa học
– Chọn hình thức luyện tập phù hợp với sở thích, tuổi tác, nghề nghiệp và điều kiện sức khỏe.
– Tập vừa sức. Phải luôn cảm thấy thoải mái, khỏe khoắn với cách vận động của mình.
– Khởi động từ từ và cũng ngừng từ từ
– Phải hết sức kiên trì và đều đặn. Tốt nhất hãy dành khoảng 30 phút mỗi ngày để tập luyện.
– Lựa chọn thời gian vận động thích hợp; tuyệt đối tập luyện tránh xa bữa ăn.
5. Giảm stress
Stress là căn bệnh hiện đại mà nhiều người mắc phải. Mỗi người đều có thể chịu đựng một lượng stress nhất định, nhưng quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Nó có thể dẫn đến cao huyết áp, trầm cảm, thậm chí là các triệu chứng đau tim cũng như các bệnh lý khác…
Để tránh stress:
– Vận động thường xuyên, kết hợp với ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh.
– Kiểm soát thời gian tốt hơn bằng cách lên lịch làm việc, sinh hoạt và giữ lịch trình đó.
– Gần gũi với môi trường thiên nhiên.
– Suy nghĩ tích cực; chấp nhận bản thân mình, không cầu toàn; dành thời gian cho bản thân để thực hiện các sở thích, nghỉ ngơi, giải trí
– Chấp nhận người khác, xây dựng mối quan hệ thân thiện xung quanh.
6. Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khi thực hiện khám sức khỏe định kỳ, các chức năng của cơ thể sẽ được kiểm tra, từ đó:
– Có thể phát hiện sớm đến 90% bệnh lý có nguy cơ tiềm ẩn. Đó là tác dụng tầm soát, giúp chúng ta được “bảo vệ từ xa”
– Được bác sĩ tư vấn những yếu tố nguy cơ mình có thể gặp, từ đó có biện pháp bảo vệ sức khỏe
– Được đưa phác đồ điều trị để can thiệp sớm, tăng khả năng khỏi bệnh lên cao. Đó là tác dụng phát hiện, xác định bệnh điều trị kịp thời, chính xác: là yếu tố quan trọng bậc nhất trong trị bênh.
– Với người khỏe mạnh, đặc biệt người trên 50 tuổi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát ít nhất 6 tháng/lần.
– Với những người có yếu tố nguy cơ bệnh tật, nên kiểm tra và xét nghiệm thường xuyên hơn, thường là 3 tháng/lần.
– Với người bị bệnh mãn tính, việc thăm khám càng quan trọng và theo chỉ định của bác sĩ. Đó là tác dụng theo dõi điều trị, ngăn ngừa biến chứng của việc khám sức khỏe định kỳ.
7. Sử dụng dược phẩm
Khi các liệu pháp về ăn uống, vận động,… không đáp ứng được việc chữa bệnh thì cũng ta cần sử dụng công cụ mạnh hơn là dược phẩm.
Tiến bộ y học đã giúp cho việc điều trị bệnh trở nên tiện lợi và đưa ra kết quả điều trị nhanh, đặc biệt với bệnh cấp tính.
Tuy vậy, phần lớn người bệnh mạn tính phải dùng thuốc hằng ngày, đồng nghĩa với việc phải dung nạp một lượng lớn hóa chất. Với thời gian kéo dài đó là gánh nặng cho thận, gan, bao tử và xương. Hơn nữa, càng lớn tuổi, chức năng gan và thận càng suy giảm cộng thêm việc phải phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau,… nên nguy cơ bị tác dụng phụ sẽ càng cao.